Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải chi tiết từ A – Z

30/06/2025
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Trong bối cảnh các quy định về bảo vệ môi trường ngày càng được siết chặt, việc đảm bảo hệ thống xử lý nước thải vận hành hiệu quả, ổn định và đúng chuẩn kỹ thuật là điều kiện bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp và đơn vị kinh doanh. Bài viết sau đây của Tân Phạm Nguyên sẽ chia sẻ chi tiết quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải để bạn tham khảo.

Hệ thống xử lý nước thải là gì?

Trong quá trình sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh, lượng nước thải phát sinh hàng ngày đổ ra môi trường tự nhiên như sông, suối, kênh, rạch là vô cùng lớn. Nếu không được xử lý đúng cách, nguồn nước ô nhiễm này sẽ gây tác động tiêu cực đến hệ sinh thái và sức khỏe con người.

Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải

Để khắc phục tình trạng đó, hệ thống xử lý nước thải ra đời như một giải pháp tối ưu nhằm giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Hệ thống này được thiết kế để xử lý hiệu quả nước thải từ các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp đến khu dân cư. 

Tùy vào tính chất và quy mô của nguồn nước thải, hệ thống sẽ tích hợp các công nghệ xử lý phù hợp, liên kết với nhau thành một quy trình hoàn chỉnh, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn xả thải theo quy định.

Xem thêm: Hệ thống xử lý nước thải là gì? Quy trình hoạt động như thế nào?

Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải

Vận hành hệ thống xử lý nước thải là quá trình giám sát và điều khiển các thiết bị trong hệ thống một cách liên tục, theo đúng quy trình kỹ thuật được thiết lập. Mục tiêu của công việc này là đảm bảo toàn bộ hệ thống hoạt động ổn định, hiệu quả và chất lượng nước đầu ra luôn đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường hiện hành. Dưới đây là các bước trong quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải:

Bước 1: Kiểm tra tổng thể hệ thống

Trước khi khởi động hệ thống xử lý nước thải, kỹ thuật viên cần thực hiện các bước kiểm tra chi tiết như sau:

Kiểm tra tổng thể hệ thống

  • Kiểm tra hệ thống điện: Đảm bảo công tắc nguồn trên tủ điều khiển đã được bật và các thông số hiển thị trên Vôn kế, Ampe kế nằm trong ngưỡng cho phép.
  • Kiểm tra hóa chất xử lý: Đánh giá lượng hóa chất hiện có trong bồn chứa xem có đủ cho thời gian vận hành dự kiến không. Nếu chưa đủ, cần pha thêm theo đúng tỉ lệ kỹ thuật trước khi vận hành.
  • Quan sát mực nước trong bể: Mục đích là để xác minh cảm biến đo mực nước (điện cực) hoạt động bình thường, tránh sự cố khi hệ thống chạy.
  • Kiểm tra dầu bôi trơn trong máy thổi khí: Đảm bảo lượng dầu đủ để thiết bị hoạt động trơn tru, nếu thấy thiếu, cần châm thêm ngay.
  • Kiểm tra buồng chứa nước thải thô: Quan sát xem khu vực này có bị tắc nghẽn bởi rác thải hay dị vật hay không và xử lý ngay nếu có dấu hiệu cản trở dòng chảy.

Bước 2: Khởi động hệ thống

Khi quá trình kiểm tra ban đầu đã hoàn tất và không phát hiện sự cố nào, kỹ thuật viên có thể tiến hành kích hoạt hệ thống để đưa vào vận hành. Trong trường hợp có dấu hiệu bất thường trong giai đoạn kiểm tra, cần tạm dừng thao tác khởi động và chủ động xử lý hoặc báo cáo ngay cho người phụ trách để có hướng giải quyết kịp thời, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình vận hành.

Bước 3: Chuẩn bị và pha hóa chất

Trong quá trình pha hóa chất xử lý nước thải, đảm bảo an toàn lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nhân viên cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ như khẩu trang, găng tay cao su và kính bảo vệ mắt trước khi bắt đầu.

Tiến trình thực hiện như sau:

  • Trước tiên, hãy khóa van cấp khí vào bồn chứa hóa chất, sau đó đổ nước sạch vào bồn.
  • Tiếp theo, tiến hành cho hóa chất vào. Cần cho từ từ từng lượng nhỏ cho đến khi đạt đủ định mức quy định.
  • Khi đã hoàn tất, mở van khí để hỗn hợp được trộn đều trong bồn chứa.

Lưu ý: Trong suốt quá trình thực hiện cần thao tác cẩn thận. Nếu hóa chất tiếp xúc với da hoặc dính vào quần áo, hãy lập tức rửa kỹ dưới vòi nước sạch và thay trang phục mới để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bước 4: Kiểm tra chỉ số trong các bể

Để hệ thống vận hành hiệu quả và ổn định, người điều khiển cần thường xuyên quan sát và đánh giá các thông số kỹ thuật quan trọng tại từng giai đoạn xử lý. Cụ thể:

Tên bể xử lý Thông số cần kiểm tra Giá trị/Đặc điểm đạt chuẩn
Bể sinh học thiếu khí pH 7,0 – 8,0
SV30 Duy trì ở mức 30%
Màu nước Vàng nhạt, không đục
Bể sinh học hiếu khí pH 7,0 – 8,0
SV30 Duy trì ở mức 30%
Màu nước Vàng nhạt, trong
Bể lắng Màu nước Trong hoặc không màu
Tình trạng bùn Bùn lắng tốt, không nổi trên bề mặt
Bể keo tụ Khả năng tạo phản ứng Hóa chất phản ứng tốt, tạo bông bùn dễ lắng
Kích thước bông bùn Lớn, khả năng lắng cao
Bể tạo bông Kích thước bông bùn Lớn, dễ lắng
Màu nước Trong hoặc không màu
Bể khử trùng COD ≤ Giới hạn tiêu chuẩn (mg/l)
Nitơ tổng (T-N) ≤ Giới hạn tiêu chuẩn (mg/l)
Photpho tổng (T-P) ≤ Giới hạn tiêu chuẩn (mg/l)
Màu nước Trong hoặc không màu

Bước 5: Đánh giá chất lượng nước sau khi xử lý

Căn cứ vào các thông số ở trên, bộ phận kỹ thuật sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng nước theo định kỳ. Trường hợp các chỉ số đáp ứng yêu cầu, hệ thống sẽ tiếp tục được duy trì vận hành như bình thường.

Đánh giá chất lượng nước sau khi xử lý

Ngược lại, nếu phát hiện nước thải chưa đạt tiêu chuẩn cho phép, đơn vị phụ trách sẽ lên kế hoạch điều chỉnh hoặc triển khai giải pháp xử lý thay thế phù hợp.

Bước 6: Ghi chép nhật ký và lập báo cáo

Nhân viên vận hành thực hiện việc ghi lại các số liệu vào sổ nhật ký theo dõi. Tiếp theo, tiến hành tổng hợp báo cáo về tình hình hoạt động của hệ thống và chuẩn bị sẵn sàng để làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm tra liên quan đến hệ thống xử lý nước thải.

Xem thêm: Chi tiết quy trình xây dựng hệ thống xử lý nước thải

Vai trò của nhân viên vận hành trong hệ thống xử lý nước thải

Vận hành hệ thống xử lý nước thải là một công việc đòi hỏi kỹ thuật cao và sự am hiểu sâu sắc do đặc thù phức tạp của hệ thống. Người vận hành không chỉ cần nắm vững kiến thức chuyên môn về xử lý nước thải mà còn phải luôn chủ động theo dõi mọi diễn biến trong quá trình hoạt động.

Trong thực tế, quá trình vận hành thường gặp các tình huống như vi sinh vật bị chết, bùn nổi trên bề mặt hay nước có mùi khó chịu.

Nếu không theo dõi chặt chẽ và hiểu rõ nguyên lý vận hành, thiết bị có thể nhanh chóng xuống cấp do hao mòn. Đồng thời, việc thiếu tính toán chính xác về lượng hóa chất cần sử dụng cũng dễ dẫn đến lãng phí, làm tăng chi phí vận hành không cần thiết.

Chính vì vậy, nhân viên vận hành hệ thống xử lý nước thải có sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, hiệu quả và có khả năng ứng phó linh hoạt khi có sự cố bất ngờ xảy ra.

Bài viết trên đây của Tân Phạm Nguyên đã chia sẻ các thông tin chi tiết về quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải. Nếu cho nhu cầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải, vui lòng liên hệ ngay với Tân Phạm Nguyên thông qua hotline 0283.9903.410 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.


Các tin khác