Hệ Thống Xử Lý Nước Cho Bệnh Viện: Đâu Là Tiêu Chuẩn Và Giải Pháp Mới Nhất Hiện Nay?

11/04/2025
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

I.Tại sao cần phải lắp đặt hệ thống xử lý nước cho bệnh viện?

Đầu tư vào hệ thống xử lý nước cho bệnh viện là một yêu cầu cấp thiết nhằm đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch, an toàn và ổn định cho mọi hoạt động y tế. Trong quy trình khám chữa bệnh cần nguồn nước sạch để vệ sinh các dụng cụ y tế cũng như trong một số công đoạn khám bệnh cần nguồn nước hỗ trợ. Các y bác sĩ hoạt động hằng ngày ở đây, sinh hoạt ăn uống trực tiếp tại bệnh viện cũng cần lượng nước sạch đảm bảo sức khỏe về lâu dài.

Hằng ngày lượng bệnh nhân, người nhà sử dụng nguồn nước vô cùng lớn. Bệnh nhân trực tiếp điều trị tại bệnh viện, người nhà bệnh nhân đến chăm sóc cũng hoạt động và sinh hoạt tại bệnh viện. Nên nước sử dụng cần đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn cũng như về số lượng sử dụng.

Hệ thống xử lý nước cho bệnh viện

Vì vậy cung cấp một hệ thống xử lý nước cho bệnh viện đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng. Máy lọc nước lọc sạch đến 99,9% vi khuẩn trong nước giúp nguồn nước đạt độ sạch ở tiêu chuẩn cao. Xử lý hết các tạp chất gây bệnh, các hợp chất kim loại như mangan, asen nhiễm trong nước để đem lại một nguồn nước sạch đạt yêu cầu.

Hệ thống xử lý nước cho bệnh viện sử dụng máy lọc nước công nghiệp sử dụng tại bệnh viện sẽ được lựa chọn kỹ càng, và phù hợp với nguồn nước đầu vào tại đây. Quy mô bệnh viện lớn thì cần lựa chọn hệ thống lớn phù hợp để hệ thống vận hành hiệu quả.

II. Các tiêu chuẩn chất lượng nước trong bệnh viện

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động y tế, hệ thống xử lý nước cho bệnh viện sử dụng trong bệnh viện cần đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt. Tại Việt Nam, các tiêu chuẩn này được quy định bởi Bộ Y tế và các cơ quan liên quan, bao gồm:

  • QCVN 01-1:2018/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
  • QCVN 28:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế, quy định các thông số và giới hạn cho phép đối với nước thải từ các cơ sở y tế.

Các tiêu chuẩn này quy định cụ thể về các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh và hóa học mà nước trong bệnh viện phải tuân thủ, nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và môi trường.

III. Các hệ thống xử lý nước cho bệnh viện theo công nghệ hiện đại ngày nay.

Tùy thuộc vào chất lượng nước đầu vào và yêu cầu cụ thể của các công nghệ trong hệ thống xử lý nước cho bệnh viện có thể được áp dụng bao gồm:

1. Hệ thống lọc nước RO (Reverse Osmosis)

Công nghệ RO sử dụng màng lọc với kích thước khe lọc cực nhỏ (khoảng 0,0001 micron) để loại bỏ đến 99,9% tạp chất, vi khuẩn, vi sinh vật và các ion kim loại nặng trong nước. Hệ thống xử lý nước cho bệnh viện này thường được sử dụng để cung cấp nước tinh khiết cho các hoạt động y tế yêu cầu độ sạch cao, như pha chế thuốc, chạy thận nhân tạo và phòng thí nghiệm.

Hệ thống xử lý nước cho bệnh viện theo công nghệ RO là hệ thống hàng đầu được lựa chọn tại đây, với những ưu điểm nổi bật, công nghệ xử lý nước sạch tối đa, đảm bảo chất lượng cho người dùng tốt cho sức khỏe

HANS Premium Water – Hệ thống xử lý nước sinh hoạt gia đình hiện đại.

HANS Premium Water – Hệ thống lọc nước RO cao cấp | Nước tinh khiết cho gia đình

Tư vấn lắp đặt hệ thống lọc nước RO cho bệnh viện. Khi lựa chọn máy lọc nước công nghiệp RO nên thống kê được lượng người hoạt động tại bệnh viện để lựa chọn máy có công suất phù hợp:

  • Bệnh viện quy mô lớn, lượng người đến điều trị khám chữa bệnh đông thì cần lựa chọn những hệ thống xử lý nước cho bệnh viện có công suất lớn từ 1000L/H trở lên mới có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng.
  • Với những hệ thống bệnh viện có quy mô nhỏ, lượng bệnh nhân ít thì lựa chọn những hệ thống xử lý nước cho bệnh viện nhỏ công suất từ 50L/H đến 300L/H cho lượng người từ 50 -100
  • Có thể kết hợp cùng các hệ thống máy lọc nhỏ gọn đặt ở nhiều vị trí khác nhau, thuận tiện cho việc sử dụng ăn uống

Việc sử dụng một hệ thống xử lý nước cho bệnh viện theo công nghệ RO giúp tiết kiệm thời gian, chi phí về lâu dài, tiết kiệm được ngân sách cho bệnh viện. Sử dụng nước đóng bình chỉ đem đến cái lợi trước mắt, còn về lâu dài thì nó quá tốn kém lại không đảm bảo chất lượng.

2. Công nghệ xử lý nước thải AAO (Anaerobic – Anoxic – Oxic)

Công nghệ AAO, còn được gọi là công nghệ A2O (Anaerobic – Anoxic – Oxic), là một hệ thống xử lý nước thải phổ biến dựa trên việc sử dụng các vi sinh vật trong ba môi trường khác nhau: kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí. Công nghệ AAO được áp dụng rộng rãi trong các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp, với mục đích loại bỏ các chất hữu cơ, nitơ và photpho khỏi nước thải.

Công nghệ AAO không chỉ được áp dụng trong các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt mà còn được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của công nghệ này:

  • Hệ thống xử lý nước cho bệnh viện, y tế: Các bệnh viện và cơ sở y tế sử dụng công nghệ AAO để loại bỏ các chất hữu cơ, vi sinh vật và chất gây ô nhiễm từ nước thải y tế, đảm bảo an toàn cho môi trường và cộng đồng.
  • Xử lý nước thải sinh hoạt: Công nghệ AAO thường được áp dụng để xử lý nước thải từ các khu dân cư, đô thị, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến hệ thống nước ngầm và môi trường xung quanh.
  • Xử lý nước thải công nghiệp: Các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, thủy sản và sản xuất bánh kẹo đều có thể áp dụng hệ thống AAO để xử lý nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ cao.
Hệ thống xử lý nước thải AAO

Nguyên lý hoạt động của công nghệ xử lý nước thải AAO

Hệ thống xử lý nước cho bệnh viện theo công nghệ AAO là một giải pháp tiên tiến và hiệu quả trong việc xử lý nước thải, đặc biệt là trong các hệ thống xử lý có yêu cầu cao về khả năng loại bỏ chất hữu cơ, nitơ và photpho.

Với ưu điểm chi phí đầu tư thấp, tiết kiệm năng lượng và hiệu quả xử lý cao, công nghệ này đang ngày  được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo hệ thống xử lý nước cho bênh viện hoạt động tối ưu, cần chú ý đến các yếu tố như diện tích xây dựng, nồng độ bùn và quy trình khử trùng.

3. Công nghệ MBR (Membrane Bioreactor)

Công nghệ MBR là sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ màng lọc và công nghệ xử lý sinh học. Hệ thống này bao gồm các bể sinh học và các thiết bị màng lọc, giúp loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước thải một cách hiệu quả.

Màng lọc sinh học MBR hoạt động dựa trên nguyên tắc lọc vi sinh vật và các chất ô nhiễm ra khỏi nước thải. Hệ thống này thường bao gồm một bể chứa nước thải, nơi mà các vi sinh vật sẽ phân hủy các chất hữu cơ, và một màng lọc giúp giữ lại các vi sinh vật cùng các hạt bùn nhỏ. Nhờ đó, nước thải sau khi xử lý có chất lượng cao hơn và đạt tiêu chuẩn an toàn.

Công nghệ màng lọc sinh học MBR trong hệ thống xử lý nước cho bệnh viện

Công nghệ màng lọc sinh học MBR

Trong đó, chủ yếu sẽ áp dụng kỹ thuật bùn hoạt tính kết hợp cùng màng lọc tách vi sinh vật. Hàm lượng bùn có trong bể sinh học sẽ được giữ lại nhờ cơ chế vi lọc của màng. Đồng thời nhờ kích thước nhỏ nước thải sau khi chảy qua màng lọc sẽ có chất lượng tốt hơn.

Có thể nói rằng, công nghệ xử lý nước thải bằng màng MBR đang là một trong những phương án hiện đại và được sử dụng nhiều nhất. Đặc biệt là ở các khu đô thị hoặc khu công nghiệp.

IV. Tân Phạm Nguyên – Đơn vị hàng đầu hệ thống xử lý nước cho bệnh viện

Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Tân Phạm Nguyên tự hào là đơn vị tiên phong cung cấp giải pháp hệ thống xử lý nước cho bệnh viện toàn diện cho lĩnh vực y tế tại Việt Nam. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, chúng tôi đã triển khai hàng trăm hệ thống tại các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám lớn trên toàn quốc.

Hệ thống xử lý nước cho bệnh viện Tâm Anh

Hệ thống xử lý nước cho bệnh viện Tâm Anh – Tân Phạm Nguyên

Năng lực của Tân Phạm Nguyên:

  • Tư vấn, thiết kế, thi công trọn gói hệ thống xử lý nước cho bệnh viện
  • Sử dụng công nghệ hiện đại: RO, EDI, MBR, AAO, tích hợp PLC – điều khiển tự động
  • Cung cấp thiết bị chính hãng từ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, có đầy đủ chứng chỉ y tế và môi trường
  • Cam kết nước đầu ra đạt chuẩn QCVN 01-1:2018 và QCVN 28:2010
  • Bảo hành 12–24 tháng, hỗ trợ kỹ thuật 24/7, có hợp đồng bảo trì định kỳ dài hạn

Chúng tôi đồng hành từ khâu khảo sát – thiết kế – lắp đặt – chạy thử – nghiệm thu – bàn giao – hướng dẫn vận hành và bảo trì. Mỗi công trình là một giải pháp “may đo”, phù hợp từng mặt bằng, ngân sách và đặc thù y tế.

Xem thêm:

 


Các tin khác