Nguồn nước nhiễm sắt hiện đang được coi là một trong những vấn đề khó giải quyết ở rất nhiều vùng ở Việt Nam khi vẫn còn sử dụng tới nguồn nước giếng khoan. Nước bị nhiễm sắt có thể gây ảnh hưởng lớn tới đời sống và sức khỏe con người. Vậy để hiểu hơn về vấn đề này, cũng như cách nhận biết và hướng giải quyết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung dưới đây của bài viết.
Nguồn nước máy hiện nay chúng ta sử dụng chứa rất nhiều kim loại nặng, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như Mangan, chì, crom, thủy ngân, kẽm, đồng,…
Theo cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) và Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (IARC), tiêu thụ một lượng lớn nước nhiễm sắt hay kim loại nặng có thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư ở con người.
Việc tiêu thụ nguồn nước này vào cơ thể trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác hại to lớn tới sức khỏe như ung thư da, vòm họng, dạ dày. Các hợp chất kim loại tích tụ lâu trong cơ thể đối với phụ nữ đang mang thai còn gây hiện tượng chết thai, dị dạng, quái thai cho các thế hệ sau.
Một trong những nguyên tố phổ biến nhất trong nguồn nước chứa kim loại nặng là Sắt (Fe). Nguyên tố này tồn tại rất nhiều ở các mạch nước ngầm ở Việt Nam.
Theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế, tổng lượng sắt trong nước sinh hoạt phải nhỏ hơn 0.3 mg/l. Nếu vượt quá con số này, nguồn nước đã bị ô nhiễm sắt, hay còn gọi là nhiễm phèn.
Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra trước tình cảnh ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là ô nhiễm sắt đang ngày càng trầm trọng hơn ở nước ta.
Trên thực tế, rất nhiều khu vực ở nước ta nhiễm sắt nặng, nhất là ở các thành phố thuộc đồng bằng Nam Bộ, Bắc bộ, TP. Hồ Chí Minh và các vùng lân cận (đặc biệt là Củ Chi).
Tuy vậy, không phải không có cách nhận biết nguồn nước đã nhiễm sắt. Chúng ta có thể nhận biết được nước đã nhiễm sắt qua những dấu hiệu sau:
Tuy nhiên, sau khi để một thời gian trong không khí với nhiệt độ thường, nước sẽ dần chuyển sang màu nâu đỏ do sắt (Fe2+) kết tủa thành sắt (Fe3+).
Nước là hợp chất chiếm tới 70% cơ thể người. Chính vì vậy, nó rất quan trong đời sống sinh hoạt và luôn cần bổ sung vào cơ thể người. Tuy nhiên, việc tiêu thụ nước bị nhiễm sắt trong thời gian dài lại để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với cả cơ thể người và công việc sinh hoạt hàng ngày.
Nước là tố không thể thiếu đối với cuộc sống của mỗi người trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người chọn cách sống chung với nước bị nhiễm sắt để rồi hối hận vì mức nguy hiểm mà nó mang lại. Vì vậy, việc phòng tránh sớm là điều thực sự cần thiết.
Nhiều người chọn cách dùng tro bếp, vôi để phần nào giảm thiểu lượng sắt có trong nước. Tuy nhiên, thông thường những cách “dân dã” này không được khuyến khích áp dụng vì ngoài việc những cách như vậy rất tốn công sức, vôi và tro bếp không thể hoàn toàn loại bỏ nguyên tố sắt (Fe) ra khỏi nước, nhất là những nguồn nước đã bị ô nhiễm sắt nặng, mà nó chỉ làm giảm phần nào lượng sắt trong nước, và khi dùng nguồn nước này lâu dài, cơ thể người cũng không thể tránh khỏi nhiều mối nguy của nước nhiễm phèn.
Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, máy lọc nước là một giải pháp hữu hiệu để loại bỏ không chi sắt mà nhiều kim loại nặng khác ra khỏi nguồn nước, trả lại sự tinh khiết và đảm bảo an toàn vệ sinh cho nguồn nước, bảo vệ sức khỏe và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể người tiêu dùng.
Theo đó, QCVN6-1 là quy chuẩn cao nhất về máy lọc nước trên thị trường được đo dựa trên 2 tử thách về hiệu quả xử lý nước gồm Thử nghiệm thử thách (Challenge Test water) và Thử nghiệm chung (General Test water).
Hiện nay, máy lọc nước RO của công ty Tân Phạm Nguyên sản xuất và lắp đặt đang là sản phẩm được nhiều khách hàng chọn và sử dụng do tính tiện dụng, hiệu quả với mức giá phải chăng, đáng đầu tư để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh.
Tuy vậy, do sự ra đời tràn lan của nhiều máy lọc nước trên thị trường, không phải hãng nào cũng đạt được tiêu chuẩn đã đề ra của Bộ Y Tế. Chính vì vậy, người tiêu dùng nên cân nhắc không chỉ nhu cầu sử dụng mà cần chọn các hãng hợp lý và địa chỉ mua uy tín để tránh trường hợp “mất tiền oan”.