Độ Đục trong Nước Sinh Hoạt: Tầm Quan Trọng và Cách Kiểm Định

23/04/2024
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Độ đục trong nước sinh hoạt không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài của nước mà còn là một chỉ số cơ bản cho thấy chất lượng và độ an toàn của nguồn nước đó. Việc hiểu rõ về độ đục và cách thức kiểm định nó là thiết yếu để đảm bảo sức khỏe cho mỗi gia đình. Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT về chất lượng nước sạch sinh hoạt, độ đục là một tiêu chí không thể bỏ qua. Bài viết này sẽ khám phá chi tiết về độ đục trong nước sinh hoạt và giới thiệu các phương pháp kiểm định hiệu quả.

minh họa độ đục trong nước sinh hoạt

1. Độ Đục của Nước Là Gì?

Độ đục là một trong những tính chất vật lý của nước, được hình thành từ sự lắng cặn của các chất lơ lửng trong nước hoặc do thành phần bùn đất có trong nước hình thành nên. Tùy theo mức độ nhiều hay ít của các chất lơ lửng tan hay không tan trong nước mà hình thành nên độ đục nhiều hay ít. Thông thường độ đục ở nước mặt và đặc biệt là nước sông cao hơn hẳn so với nước ngầm. Do quá trình bồi tụ và lắng đọng của phù sa tạo nên. Đối với nguồn nước là nước máy, độ đục có thể được hình thành thông qua các yếu tố sau:

  • Vật liệu của ống vận chuyển nước lâu ngày bị bào mòn hoặc bị rỉ sét.
  • Vận chuyển nước đi xa kéo theo hàng loạt các ảnh hưởng từ môi trường xung quanh lên đường nước.

Đối với nguồn nước là nước giếng (nước ngầm) cũng bị ảnh hưởng bởi các tính chất gây nên độ đục trong nước:

  • Giếng khoang được bố trí lắp đặt không hợp lý có sự xuất hiện của nước chảy tràn.
  • Sự xáo trộn địa chất trầm tích trong nước cũng gây ảnh hưởng đến thành phần độ đục của nước.

Độ đục trong nước sinh hoạt

2. Tầm Quan Trọng của Độ Đục trong Nước Sinh Hoạt

Độ đục không chỉ ảnh hưởng đến màu sắc và vẻ ngoài của nước mà còn có thể là dấu hiệu của sự ô nhiễm vi sinh vật hoặc hóa chất. Một mức độ đục cao có thể làm giảm hiệu quả của quá trình khử trùng, dẫn đến nguy cơ sức khỏe khi sử dụng nước. Quy chuẩn cho nước sinh hoạt đặt giới hạn độ đục tối đa là 2 Nephelometric Turbidity Units (NTU), trong khi đó nước tinh khiết và nước thải yêu cầu mức dưới 5 NTU.

 

3. Các Phương Pháp Xác Định Độ Đục Của Nước

Dân gian thường sử dụng bằng mắt thường để quan sát có sự xuất hiện của độ đục hay không. Nhưng phương pháp này không cho độ chính xác và cũng không thể hiện rõ hàm lượng của độ đục trong nước.

Có thể xác định độ đục bắng các phương pháp khác nhau như:

  • Phương pháp cân khối lượng: Loc mẫu sau đó cân khối lượng cặn. Nếu SS (khối lượng cặn) < 15 mg/l thì nước trong còn SS > 15 mg/l thì nước đục.
  • Áp dụng phương pháp so màu theo nguyên tắc dựa trên sự hấp thu ánh sáng của các cặn lơ lửng có trong dung dịch.

Việc theo dõi và kiểm soát độ đục của nước sinh hoạt là cần thiết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng. Các phương pháp kiểm định được liệt kê trên đây sẽ giúp người dùng có thể đánh giá một cách chính xác chất lượng nguồn nước, từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời.


Các tin khác