CHUYÊN ĐỀ 3: Asen là gì? Bí quyết xử lý hiệu quả asen trong nước

10/11/2024
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Asen là gì? Ở Việt Nam, nước sinh hoạt ở nhiều nơi được phát hiện có nồng độ asen vượt mức quy định. Nếu sử dụng lâu ngày có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người.

Cùng Karofi Việt Nam tìm hiểu thông tin chi tiết về asen trong nước và những tác hại của nó khi đi vào cơ thể con người. Theo dõi ngay!

Asen là gì ?

Asen hay thạch tín là hợp chất oxit của asen, thường được tìm thấy ở các lớp đất đá, nước, không khí hoặc các động thực vật.

Asen còn được tạo ra thông qua hoạt động sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.

So với thủy ngân, asen còn có khả năng gây hại gấp 4 lần, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, chỉ với một lượng asen rất nhỏ cũng có thể gây tử vong.

Theo quy chuẩn của Bộ y tế Việt Nam, hàm lượng asen trong nước cho phép là 0.01mg mỗi lít. Đối với nguồn nước sinh hoạt thì hàm lượng asen không được vượt quá 0.05mg mỗi lít.

Nếu chúng ta sử dụng nước có nồng độ asen quá cao sẽ gây ra rất nhiều bệnh tật.

Hàm lượng asen trong nước giếng khoan cao hơn nhiều so với nước tại sông, hồ, ao.

Theo thống kê năm 2017, cả nước có hơn 17 triệu người đang sử dụng nguồn nước nhiễm asen vượt ngưỡng cho phép. Tình trạng này xảy ra là do thói quen sử dụng nước giếng khoan không qua xử lý của người dân.

Nước nhiễm asen thường xảy ra chủ yếu ở những khu vực nông thôn, thành phố phía Bắc như Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam,…

Đặc biệt, ở một số huyện ở Hà Nội, nước nhiễm asen vô cùng nghiêm trọng, vượt mức cho phép từ 10 – 50 lần.

Phân loại Asen

Dựa theo nguồn gốc hình thành, asen được phân thành 2 loại:

Asen hữu cơ:

  • được tạo ra từ quá trình phân hủy của các loài hải sản (cá). Asen hữu cơ không có độc tính, khi đi vào cơ thể, asen sẽ theo đường tiêu hóa đi ra ngoài cơ thể, không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Asen vô cơ:

  • là một hóa chất cực độc, thường được sử dụng để tạo ra thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất bảo quản cho gỗ. Thông qua hoạt động nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, asen sẽ bị rửa trôi và tồn tại trong đất. Từ đó, asen sẽ ngấm dần vào các mạch nước ngầm, gây ảnh hưởng tới chất lượng nước của giếng khoan.

Nước nhiễm Asen có tác hại gì?

Lượng asen tích tụ trong cơ thể sẽ càng gây ra những căn bệnh nguy hiểm. Nếu tiêu thụ nước nhiễm asen liên tục trong 15 năm thì sẽ gây ra nhiều căn bệnh không thể cứu chữa như: phá hủy hệ thần kinh, ung thư phổi, ung thư gan, ung thư thận, ung thư da, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt.

tác hại

Ảnh hưởng của nước nhiễm Arsenic lên cơ thể con người

Nếu asen đi vào cơ thể từ 30.000 microgam/lít thì sẽ gây hại tới dạ dày và nhiễm độc ruột. Còn từ 60.000 microgam/lít thì sẽ có nguy cơ tử vong rất cao.

Ngoài ra, asen còn rất nhiều những tác hại khác đối với cơ thể con người:

Nếu asen đi qua đường hô hấp vào cơ thể sẽ gây kích thích phổi, đau họng.

Nếu nuốt phải asen có nồng độ cao, cơ thể ngay lập tức sẽ xuất hiện triệu chứng buồn nôn, chuột rút, phát ban, yếu cơ, tiêu chảy,…

Nếu tiếp xúc với asen nồng độ thấp thì sẽ không gây ra phản ứng, nhưng lâu dần sẽ khiến thiếu hụt hồng cầu, bạch cầu. tổn thương gan thận, da bị nổi các mẩn đỏ. Lúc này, con người sẽ luôn ở trạng thái mệt mỏi, không có năng lượng hoạt động, nguy cơ nhiễm trùng cực cao.

Nhận biết nguồn nước nhiễm asen

Asen là một chất không màu, không mùi, không vị nên chúng ta không thể nhận biết nguồn nước nhiễm asen bằng mắt thường. Dù cho nước có trong, cảm giác sạch thì vẫn có thể nhiễm asen.

so sánh

Hình ảnh 2 chai nước trong đó có 1 bị nhiễm Asen (không có sự khác biệt lớn giữa cả hai)

Do đó, không có cách nào để chúng ta có thể nhận biết được nguồn nước sinh hoạt trong gia đình đang bị nhiễm asen. Nếu cần thiết thì bạn có thể đem mẫu nước sử dụng trong gia đình đến các phòng thí nghiệm để kiểm tra chất lượng nước.

Cách xử lý nguồn nước nhiễm asen

Ở nội dung này, Karofi sẽ gợi ý cho bạn một số cách để xử lý nguồn nước nhiễm asen hiệu quả đang được áp dụng nhiều tại Việt Nam:

Oxy hóa nước

Asenat có xu hướng phản ứng với các ion dương của kim loại và tạo ra kết tủa hoặc hấp thụ trên các bề mặt chất rắn.

Chính vì thế, để quá trình loại bỏ thạch tín trong nước hiệu quả, người ta thường oxy hóa asenit thành asenat bằng các chất có khả năng oxy hóa cao như O2, HClO, HMnO4, H2O2.

Nước nhiễm asen sẽ được lưu trữ trong một bể chứa nước và để trong một thời gian dài. Oxy trong không khí sẽ đi vào nước, phản ứng với asenit tạo thành asenat.

Sau đó, nước sẽ được chảy trở lại tầng chứa nước nhiễm sắt và asen qua cùng 1 giếng. Nhờ đó, lớp phủ hydroxit sắt trên các hạt cát xung quanh lưới lọc sẽ được hình thành. Thông qua quá trình này, lượng asen trong nước sẽ được giảm thiểu một cách đáng kể.

Phương pháp này thường tốn nhiều thời gian cho việc lưu trữ nước, hiệu quả loại bỏ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng sắt kết tủa và thời gian oxy hóa. Thời gian lưu trữ càng lâu thì khả năng loại bỏ càng cao.

Keo tụ và lọc

Asen sẽ được keo tụ thành các hợp chất kết tủa không hòa tan khi phản ứng với phèn, clorua sắt hoặc vôi ống.

Sau khi phản ứng diễn ra, chúng ta sẽ để dung dịch chảy qua các hệ thống lọc để loại bỏ chất kết tủa asen ra khỏi nước và thu được nước sạch.

Phương pháp đông tụ và lọc được sử dụng khá nhiều, thường không tốn quá nhiều thời gian như phương pháp oxy hóa, có thể lọc được dung lượng nước lớn, nguyên liệu dễ dàng tìm kiếm.

Màng lọc nước

Công nghệ ngày càng phát triển, người ta đã nghiên cứu và tạo ra các màng lọc nước có hiệu quả lọc nước vô cùng cao, có khả năng loại bỏ mọi tạp chất có trong nước như chất hữu cơ, rong rêu, bụi bẩn, clo dư thừa, thuốc trừ sâu, chất bảo quản, thạch tín,…

Sự kết hợp giữa các màng lọc nước: màng lọc PP 5μm (thô), màng lọc PP 1μm (tinh), màng lọc than hoạt tính và màng lọc RO sẽ mang lại hiệu quả lọc nước cực cao, có thể loại bỏ 99.99% tạp chất có trong nước, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.


Các tin khác